Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Chi Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu


Sau khi đăng ký nhãn hiệu, chủ thể nộp đơn thường hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu để theo dõi và giải quyết các nghĩa vụ với chủ sở hữu, các cá nhân, tổ chức đồng sở hữu. Đây là một trong những bước quan trọng giúp cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu nhanh và hiệu quả.

Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết của các cá nhân, tổ chức để bảo hộ bằng pháp luật nhãn hiệu của mình trước các hành vi xâm phạm của đối thủ. Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để nộp cho cơ quan nhà nước và các chủ thể khác có liên quan. Có phải tất cả các chi phí đều được hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu không? Việc hạch toán chi phí dựa vào đâu như thế nào? Hạch toán như thế nào?

Các văn bản pháp luật liên quan đến hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu


- Nghị định 103/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ.

- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định 103/2006/NĐ-CP.

- Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

- Thông tư 263/2016/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghệ.



Hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu


Theo quy định của Nghị định và Thông tư nêu trên thì các chi phí nhằm các mục đích sau đây được hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu:

- Chi phí cho việc thiết kế ra mẫu nhãn hiệu;

- Chi phí cho việc thực hiện các thủ tục đăng ký thương hiệu, logo, nhãn hiệu, duy trì, gia hạn quyền đối với nhãn nhãn hiệu bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục đó ở nước ngoài;

- Chi phí cho việc trả thù lao cho tác giả;

- Chi phí cho việc mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu.

Ngoài ra, khi nhãn hiệu có nhiều chủ sở hữu (đồng sở hữu) thì ngoài hạch toán các chi phí trên, chủ thể nộp đơn hạch toán các chi phí cần thiết trong quá trình đăng ký để giải quyết các nghĩa vụ với các chủ sở hữu.

Luật Hoàng Phi - Đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu


Khi quý khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng sẽ hài lòng về chất lượng và sẽ không tìm được đơn vị nào cung cấp dịch vụ tốt hơn dịch vụ chúng tôi.

Chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây trong toàn bộ quá trình đăng ký:

- Tư vấn hành lang pháp lý liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, chi phí đăng ký nhãn hiệu;
- Tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu;
- Đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu và đề xuất sửa đổi nếu nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ cao;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và gửi lại cho Quý khách hàng kiểm tra lại về các thông tin, giấy tờ;
- Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Làm việc với chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ để giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ;
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giao tận tay cho Quý khách hàng;
- Hướng dẫn trong suốt quá trình sử dụng nhãn hiệu sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hạch toán chi phí đăng ký nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

- Hotline: 0981.378.999
- Điện thoại: 024.628.52839 (Hà Nội) – 028.73090.686 (Hồ Chí Minh)
- Email: lienhe@luathoangphi.vn

Tham khảo:




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Giấy công bố mỹ phẩm tiếng anh là gì? Có quan trọng không?

Đơn vị uy tín công bố mỹ phẩm hàng đầu hiện nay

Địa Chỉ Đăng Ký Bản Quyền Uy Tín, Chất Lượng Ở Đâu?